Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa.
Trong những năm gần đây, ẩm thực Nhật Bản đã trở nên quen thuộc và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Nhiều du khách đến Nhật Bản cảm thấy rất hài lòng về những con cá sống hay tôm chiên tẩm bột… được chế biến tinh xảo. Tuy nhiên, có rất ít khách du lịch lần đầu tiên đến với Nhật Bản được thưởng thức và cảm nhận đầy đủ về sự đa dạng và bề ngoài lung linh màu sắc trong các món ăn nổi tiếng của đúng như các món ăn truyền thống chính cống.
Không giống như các văn hóa ẩm thực của các nước khác, chú trọng gia vị, chế biến trong các món ăn, người Nhật chú trọng sự tinh khiết, tự nhiên của món ăn hơn cả. Vậy nên ăn uống tại Nhật sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng để nhớ cho chuyến đi du lịch Nhật Bản của mỗi người.
1. Ẩm thực Nhật Bản – Sushi
Sushi là một trong những món không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt, những ngày lễ truyền thống, sushi xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc, mùi vị. Sushi là một món ăn có phần hải sản nhỏ còn tươi sống đặt ở bên trên nắm cơm đã nhỏ giấm ăn. Thành phần chủ yếu được dùng là cá ngừ, mực và tôm. Dưa chuột, dưa muối và trứng rán ngọt cũng sẽ được phục vụ kèm theo.
Là một món ăn mang những nét rất đặc biệt của ẩm thực Nhật Bản. Nói về nguồn gốc của món ăn này, phải kể từ thời kì Minh Trị, các thương nhân Ấn Độ đã đến Nhật Bản và đem theo món ăn này. Sau đó, người ta đã khéo léo cho vào những hương vị và công thức đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản. Dần dần nó đã trở thành món ăn tinh tế và đậm hương vị Nhật. Nếu so sánh với Cà Ri Ấn Độ, món Cà Ri ở đây có vị ngọt hơn, và đậm đà hơn, nguyên liệu phối hợp cũng phong phú hơn. Các nguyên liệu phối hợp đó có thể là các loại thịt, rau hoặc hải sản khác nhau, ngoài ra còn có thể dựa theo sở thích người dùng mà thêm vào món ăn chút vị cay.
Nếu như Sushi là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong các bữa tiệc truyền thống thì Sashimi chính là ‘nữ hoàng’ của hương vị tinh khiết đến từ đại dương bao la. Sashimi là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Hải sản dùng để làm Sashimi phải có “tiêu chuẩn sashimi”, được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, ngay sau khi bắt được phải được xử lý luôn theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi.
Cơm nắm Onigiri Nhật Bản là một món ăn dễ làm và dễ mang theo bên mình. Đầu tiên đặt cơm cùng các nguyên liệu như cá ngừ hay salad cá hồi, trứng cá hồi hay trứng cá ngừ lên bàn nắm. Sau đó dùng các loại rong biển hoặc tảo biển để nắm lại. Trong các quán rượu, thực khách còn có thể đem nướng cơm vừa nắm, cơm sẽ rất giòn và hương vị càng đậm đà hơn. Khi bạn ra ngoài, mang đi cũng rất tiện. Một vài cửa hàng làm sẵn còn có lớp kính để để tách riêng cơm với tảo trong hộp để có thể giữ cơm được thơm ngon lâu.
Yakitory được làm từ những miếng thịt gà nhỏ, gan gà và nhiều thứ rau rồi được xiên cùng vào đũa tre và được nướng bằng than.
Là món ăn rất được ưa thích ở Nhật Bản vào mùa đông, được chế biến từ hải sản, thịt bò, thịt gà và rau củ. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn. Thành phần món ăn sẽ được sắp xếp trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích.
Tonkatsu ra đời vào cuối thế kỷ 19 và là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Nguyên liệu bao gồm một gói bột chiên, thịt thăn lợn dày từ một đến hai centimet và được thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, sau đó ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán.
Đây là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc, đậm đà hương vị mặn mà của biển cả cùng sự thanh mát của đồng quê. Khác với hầu hết những món ăn khác của xứ xở Phù Tang vốn rất cầu kỳ, bánh takoyaki lại khá đơn giản đến mức hầu như ai cũng có thể xắn tay vào bếp. Bình dị từ cách chế biến, lối trình bày cho đến kiểu thưởng thức, takoyaki bộc lộ một phần tính cách của người dân vùng đất Osaka huyền bí: mộc mạc, đơn giản, bộc trực.
Ramen, hay vẫn còn gọi là mì gõ, có thể được thấy khắp nơi trên nước Nhật, từ những chữ viết trên đèn lồng đỏ của các quán hàng rong, trên biển của những cửa hàng ăn uống, trong những lễ hội, hay thậm chí cả những tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, sách báo, truyện tranh.
Dorayaki có hình dáng như bánh rán, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ.Trong bộ truyện tranh cùng tên, chú mèo máy Đôrêmon được cô bạn mèo ở thế kỉ XXII mời ăn bánh lần đầu tiên và kể từ đó rất thích món ăn này. Đây là một kiểu chơi chữ, mặc dù tên của chú mèo máy này (Doraemon) không phải xuất phát từ dorayaki mà là từ doraneko (mèo lạc)