Mỗi dịp Trung thu, người Hàn đều chuẩn bị món bánh Songpyoen hình nửa mặt trăng, bởi họ quan niệm rằng, trăng tròn mang tính phù du và không trường tồn.
Songpyeon – biểu tượng của sự không tròn đầy
Tết năm mới và lễ Chuseok (hay còn gọi là rằm tháng 8) chính là hai ngày lễ lớn và quan trọng của người Hàn Quốc. Lễ Chuseok diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, với rất nhiều món ăn chu đáo và thịnh soạn được người dân chuẩn bị. Trong đó, món ăn mang “quốc hồn quốc túy” vào dịp này chính là Songpyeon (bánh gạo), với vỏ bán được làm từ bột gạo cùng các loại nhân như vừng, đậu đỏ, đậu, hạt dẻ…Người ta thường hấp Seongpyeon chung với là thông để tăng thêm mùi thơm cho món ăn.
Bánh Songpyeon – biểu tượng cho sự không tròn đầy của Hàn Quốc (nguồn Internet)
Kích cỡ bánh Songpyeon thường to hơn quả bóng chơi golf một chút và được nặn theo hình nửa mặt trong. Khác với hình tròn của món bánh nướng, bánh dẻo của người Trung quốc – tượng trưng cho mặt trăng tròn trịa, người Hàn Quốc lại ưa thích hình lưỡi liềm hơn. Bởi với họ, trăng tròn chỉ tồn tại phù du, trăng lưỡi liềm mới tượng trưng cho tiềm năng và sự tăng trưởng ở tương lai.
Chiếc bánh thường có hình mặt trăng lưỡi liềm (nguồn Internet)
Đêm trước ngày lễ Chuseok, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau làm bánh Songpyeon. Người Hàn thường tin rằng những ai làm nên một chiếc bánh gạo đẹp sẽ tìm được người bạn đời tốt, hoặc sinh ra những đứa trẻ đáng yêu, xinh xắn. Do đó, mọi người đều cố gắng làm ra những chiếc bánh đẹp nhất đặc biệt là những người còn đang độc thân.
Thành viên trong gia đình cùng nhau làm bánh trước Trung thu (nguồn Interent)
Những chiếc bánh đẹp sẽ đem lại điều may mắn cho người làm (nguồn Internet)
Bên cạnh đó, lễ Chuseok của dịp để người Hàn kỷ niệm một mùa màng bội thu. Vì thế nấu cơm, làm bánh gạo Songpyeon hay nấu rượu, người Hàn đều sử dụng bằng gạo mới.
Bột bánh được chuẩn bị từ gạo mới hấp cùng lá thông để tăng phần hấp dẫn (nguồn Internet)
Bánh thường được chấm với mật ong (nguồn Internet)
Không chỉ là Tết Trung Thu, Chuseok còn được mệnh danh là “Lễ tạ ơn của người Hàn”. Bởi đây là thời điểm mà hàng chục triệu người Hàn Quốc xa quê đều quay trở về nhà – nơi có những phần mộ của tổ tiên họ.
Trung thu cũng là thời điểm gia đình cùng nhau quây quần dùng bữa (nguồn Internet)
Vào buổi sáng ngày Chuseok, người Hàn thường thực hiện những nghi thức truyền thống như làm nghi lễ thờ phụng, tạ tổ tiên, ra mộ chăm sóc những phần mộ của gia đình mình. Đây cũng chính là dịp để các thành viên trong gia đình cùng đoàn tự, dùng bữa cơm thân mật. Đến hoàng hôn, mọi người cùng nhau đi dạo và ngắm trăng sáng trời thu, cũng như chơi các trò chơi dân gian tùy theo mỗi vùng.
Sáng sớm, mọi người cùng tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên (nguồn Internet)
Bàn cúng với đầy đủ món ăn (nguồn Internet)
>> Xem thêm: Đến Hàn Quốc thưởng thức món Bibimbap trứ danh
Trịnh Hoa (nguồn VnExpress)