Sầu đâu không chỉ được biết đến là món ăn đặc sản của vùng An Giang mà còn là một món ăn vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Đắng cay gỏi sầu đâu
Sầu đâu được trồng nhiều nhiều nhất ở miền Tây. Cây sầu đâu có hoa màu trắng, lá màu xanh và có vị đắng. Tuy vậy, vị đắng của sầu đầu chứa rất nhiều vị thuốc như giúp cơ thể thanh nhiệt, chữa được bệnh đau nhức khớp, cao huyết áp,…
Sầu đâu có nhiều ở miền Tây (Nguồn spaphar)
Sầu đâu vừa được dùng làm thức ăn, vừa làm phương thức chữa bệnh (kienthucgiadinh)
Lá sầu đâu được dùng để chế biến thành nhiều món ăn, thông dụng nhất chính là món gỏi sầu đâu cùng trộn với khô cá lóc. Vị giòn của khô kèm theo nước mắm trộn vào hòa quyện với vị đắng của sầu đâu sẽ khiến cho người ăn cảm giác khó tả. Lúc đầu mới dùng món sầu đâu, người ăn sẽ cảm thấy vị đắng chát trong miệng nhưng nhai từ từ sẽ cảm thấy vị ngọt sau đó, càng ăn càng cảm thấy ngon.
Sầu đâu thường được dùng làm gỏi (Nguồn HDVietnam)
Gỏi sầu đâu khô cá lóc quen thuộc với nhiều người (Nguồn unimedia)
Món gỏi sầu đâu thường được dùng với cơm nóng, bún cá lóc hoặc mắm thái. Với một miếng gỏi sầu đâu có thể đưa thực khách đến với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Vị béo ngậy của thịt ba rọi, ngọt thanh của tôm, vị mặn giòn của khô cá lóc, vị chua của xoài và cuối cùng là vị đắng của sầu đâu. Tất cả hương vị của các nguyên liệu hòa lẫn vào nhau tạo nên món gỏi sầu đâu đặc sản cùa vùng đất An Giang.
Miu Miu