Thực tế, dù thị trường bất động sản nói chung đang khó khăn, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm tới bất động sản nghỉ dưỡng. Thị trường Việt Nam có các yếu tố dân số trẻ, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội và mở ra tiềm năng phát triển nhiều loại hình bất động sản. Trong đó, phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông. Vậy có những hình thức nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài tại Việt Nam? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Lĩnh vực du lịch vốn nước tại Việt Nam là gì?
Lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân, tổ chức của một quốc gia bỏ vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch qua các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư tại Việt Nam để tiến hành đầu tư vào lĩnh vực du lịch Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế lớn được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển tại Việt Nam.
Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thế mạnh:
- Di sản Việt Nam: Nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long.
- Danh lam thắng cảnh: Tiềm năng phát triển du lịch không chỉ ở đồng bằng mà miền núi hay trung du nước ta cũng có vô vàn thắng cảnh gây thương nhớ: mùa hoa cải hoa mận Mộc Châu, mùa lúa chín Tây Bắc,…
- Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam ta rất nổi tiếng trên thế giới, các bạn bè quốc tế đều mê mẩn với các món ăn Việt như: Phở, bánh mỳ, bún bò Huế,…Ngoài ra văn hóa phi vật thể như: quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… cũng rất thu hút khách du lịch.
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty luật siglaw.
Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài
Du lịch là ngành dịch vụ đang được chú trọng phát triển tại Việt Nam, do đó, việc đầu tư thành lập công ty du lịch được nhiều nhà đầu tư hướng đến, trong đó có các thương nhân từ nước ngoài. Tuy nhiên, vì dịch vụ du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam cần đáp ứng một số các điều kiện về hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định có bốn hình thức đầu tư như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài bao gồm hai phương thức đó là:
+ Thành lập công ty du lịch 100% vốn đầu tư nước ngoài
+ Thành lập công ty du lịch giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế trong lĩnh vực du lịch, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về lĩnh vực du lịch và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các Điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty du lịch tại Việt Nam
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong lĩnh vực du lịch là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác tại các công ty du lịch tại Việt Nam mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về các hoạt động này.
Thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch
Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực du lịch theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới được thành lập. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên đây là Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!