Du lịch là 1 ngành nghề cạnh tranh tương đối khốc liệt ở Việt Nam hiện nay. Khi kinh tế phát triển, hội nhập giao thương, người nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn và người dân ngày càng khấm khá hơn nên việc đi du lịch để tận hưởng sau khoảng thời gian làm việc cận lực là điều tất yếu. Vì thế các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch muốn tạo điểm khác biệt, khách hàng biết đến công ty thông qua 1 cái nhìn thì nhãn hiệu, logo công ty là điều không thể bỏ qua.
Nhưng đâu phải có logo, nhãn hiệu rồi là xong, mà chúng ta cần phải tiến hành làm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ này cho công ty nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của công ty đối với nhãn hiệu, ngăn chặn hành vi xâm phạm nhãn hiệu, trục lợi từ nhãn hiệu và làm giảm uy tín công ty của bạn.
Để đăng ký nhãn hiệu ngành du lịch thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước thực hiện sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ngành du lịch bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
– Mẫu nhãn hiệu đăng ký
– Tờ khai đăng ký bảo hộ
– Danh mục dịch vụ chứa nhãn hiệu
– Chứng mình thư nhân dân hoặc căn cước công dân (cá nhân là chủ sở hữu), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp)
– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác không phải chủ sở hữu thực hiện)
Bước 2: Nộp hồ sơ (đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu)
Ban bạn hoàn tất hồ sơ, tiến hành nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Cục SHTT có địa chủ trụ sở chính tại: 386,đường Nguyễn Trãi,quận Thanh Xuân,TP Hà Nội
– 2 văn phòng đại diện:
+ Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
+ Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký
Song song với việc nộp hồ sơ thì bạn cần nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu ngành du lịch của bạn theo quy định.
Mỗi nhóm sẽ có 6 sản phẩm/dịch vụ, nếu vượt qua 6 thì tính thêm phí từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi.
Mức phí cụ thể như sau:
– Phí nộp hồ sơ đăng ký:
+ Hồ sơ dạng giấy là 180.000 đồng
+ Hồ sơ kèm tài liệu điện tử là 150.000 đồng
+ Nếu vượt qua 6 sp/dv, thì mỗi sản phẩm/dịch vụ nộp thêm khoản phí 30.000 đồng
– Phí tra cứu: 60.000 đồng
+ Nếu đơn có trên 6 sản phẩm/dịch vụ thì mỗi sản phẩm/dịch vụ phải nộp thêm 24.000 đồng khi tra cứu nhãn hiệu
– Nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì mức phí phải nộp là 600.000 đồng
– Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng
+ Nếu đơn có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, thì mỗi sản phẩm/dịch vụ phải nộp 60.000 đồng
– Phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 120.000 đồng
– Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngành du lịch cho bạn là 120.000 đồng
– Phí công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 120.000 đồng
Bước 4: Xử lý hồ sơ
Bước này sẽ do Cục SHTT thực hiện, quy trình bao gồm: thẩm định hình thức >> công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp >> thẩm định nội dung >> Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Về thời gian đăng ký thì mất khoản 18 – 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, tùy vào số lượng hồ sơ nộp tại Cục.