Quận Bắc Từ Liêm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km về phía tây, với diện tích 45,24m2 và dân số là 320.414 người. Kể từ khi thành lập, quận Bắc Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo thành phố cùng với sự giúp đỡ từ các sở, ban, ngành. Hiện nay tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quận vẫn đang phát triển ổn định qua các năm, vậy nên đây chính là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có mong mong muốn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội. Qua bài viết dưới đây, đội ngũ tư vấn của Công ty Luật Siglaw xin gửi tới Quý nhà đầu tư những thông tin về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tại sao nhà đầu tư nước ngoài nên thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Quận Bắc Từ Liêm là một khu vực nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp tại đây. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm, phía Đông giáp các quận Cầu Giấy và Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức và Đan Phượng. Quận có nhiều tuyến đường giao thông lớn, quan trọng như tuyến đường Tây Thăng Long, đường từ đường vành đai 3,5 đến đường nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến KCN Nam Thăng Long. Việc di chuyển đến các quận trung tâm như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy cũng không mất quá nhiều thời gian. Điều này tạo thuận lợi cho địa phương này phát triển giao thương, mở rộng mạng lưới hội nhập kinh doanh với các quận, huyện khác trong khu vực.
Với mục tiêu thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cải tạo vệ sinh môi trường, phát triển khu đô thị xanh, sinh thái gắn với bảo tồn văn hóa, di sản truyền thống… Bên cạnh đó cũng có những dự án phục vụ an sinh, phúc lợi xã hội nhằm nâng cao đời sống nhân dân.
Với mục tiêu từng bước trở thành một khu đô thị trung tâm mới, quận Bắc Từ Liêm khẳng định vị thế là một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện thành lập công ty FDI tại quận Bắc Từ Liêm
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý về danh mục các ngành, nghề bị cấm kinh doanh tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020.
Thứ hai, ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện và ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường. Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:
- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước trong trong tổ chức kinh tế;
- Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
- Điều kiện về năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia đầu tư;
- Điều kiện về hình thức đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bất kỳ tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có quyền thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, trừ các chủ thể được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
- Người chưa thành niên; người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Góp vốn thành lập công ty ngay từ đầu hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Đối với nhà đầu tư góp vốn từ đầu
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại quận Bắc Từ Liêm;
- Các giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân) hoặc bản sao giấy đăng ký kinh doanh và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp (đối với nhà đầu tư là tổ chức);
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính như: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng…
- Đề xuất dự án đầu tư tại quận Bắc Từ Liêm, gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm và thời hạn đầu tư, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất tại quận Bắc Từ Liêm; hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư.
Nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau đây:
- Cách 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài tại địa chỉ https://fdi.gov.vn/
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, hồ sơ phải được nộp cho cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (địa chỉ: Số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 02438256637)
- Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội hoặc nộp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế Hà Nội (địa chỉ: Tòa nhà 7 tầng, CC02, KĐT Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0433560426)
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thành viên tham gia góp vốn, cổ đông doanh nghiệp kinh doanh thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình, định vị;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; CCCD/CMND/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Dự thảo điều lệ (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (địa chỉ: Số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 02438256637).
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn thực hiện công bố là 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Khắc con dấu công ty
Bước 5: Xin cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động kinh doanh
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn theo thời hạn góp vốn được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chuyển lợi nhuận về nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán tài khoản hàng năm..
Đối với nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trong nước tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bước 2: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm;
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của người mua là cá nhân; bản sao đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác của người mua là tổ chức;
- Văn bản thỏa thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
- Văn bản kê khai (kèm bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhận vốn, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội hoặc nộp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế Hà Nội (địa chỉ: Tòa nhà 7 tầng, CC02, KĐT Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0433560426).
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư sẽ được nhận Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm
Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định về việc thay đổi của công ty;
- Biên bản họp về việc thay đổi công ty;
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông là người nước ngoài;
- Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
- Bản sao công chứng hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư.
Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, thời hạn giải quyết là 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Xin cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động kinh doanh