Vẻ đẹp mê hồn của Mông Cổ đến từ sự tự nhiên, mộc mạc và nét văn hóa đặc sắc không phai màu theo năm tháng.
Người Mông Cổ không sống trong nhà mà gìn giữ nét truyền thống bằng cách xây dựng
những căn lều được gọi là yurt (tiếng Mông Cổ là ger) và sinh sống qua nhiều năm.
Trong hình là dãy núi Khangai thả dốc thoai thoải xuống đồng cỏ bạt ngàn bên dưới.
Đỉnh núi cao nhất trong dãy là Otgontenger với độ cao 4.000m.
Người Mông Cổ sống hòa hợp và trân trọng từng tạo vật của Mẹ thiên nhiên. Có lẽ vì vậy mà khi đến vùng đất này,
người ta dễ có cảm giác rằng từng hòn đá, cành cây, ngọn cỏ đều toát lên một sức sống như con người thực thụ.
Đa phần đường bộ ở Mông Cổ được rải sỏi hay đơn giản là những con đường đất. Nhưng ắt hẳn rằng
những cung đường hoang sơ này sẽ làm cho phượt thủ đam mê khám phá phải trầm trồ thích thú.
Hồ Khuvsgul, nằm dưới chân dãy Sayan ở phía tây bắc Mông Cổ, giáp rừngTaiga của Siberia, là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất châu Á. Khu vực hồ là nơi sinh sống của một số bộ tộc lâu đời nhất Mông Cổ
như Tsaatan (hay còn gọi là người tuần lộc).
Sa mạc Gobi – vùng đất cằn cỗi với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp – có nhiệt độ lên đến 40 độ C vào mùa hè và âm 40 độ C vào mùa đông. Khác với Sahara, sa mạc Gobi có nhiều cồn cát, đồng bằng sỏi và núi đá hùng vĩ.
Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, hàng trăm loài hoa dại ở thảo nguyên Yili đua nhau khoe sắc,
tạo nên cảnh quan làm say mê lòng người.
Xa xa là những mái nhà cổ kính ảnh hưởng phong cách kiến trúc Trung Hoa.
Mã cầu là môn thể thao chỉ dành cho giới quý tộc và nhà giàu có ở các nước châu Âu,
châu Mĩ nhưng tại Mông Cổ, ai cũng có thể tham gia môn này
Trong lễ hội Naadam lớn nhất Mông Cổ, có đến hơn 1.000 con ngựa tề tựu về để tham gia cuộc thi
đua ngựa truyền thống với những tay đua có tuổi đời rất trẻ, chỉ từ 5 đến 13 tuổi.
Thảo nguyên Mông Cổ nổi bật với những đàn thú móng guốc sinh sống, trong đó đặc biệt nhất là các đàn linh dương quần tụ cùng nhau với số lượng rất lớn. Các bầy thú móng guốc thường tụ hội cùng nhau trước khi
di chuyển đến nơi có nguồn thức ăn phong phú.
Linh dương là một phương tiện đi lại phổ biến ở Mông Cổ.
Bên cạnh linh dương, ngựa cũng là một trong những phương tiện di chuyển ở đây.\
Không thể thiếu sự góp mặt của những chú lạc đà – loài vật chuyên dùng cho việc đi lại trên sa mạc cằn cỗi.
Trẻ em chơi đùa bên một con lạch dẫn nước giữa thảo nguyên mênh mông. Với người Mông Cổ,
thiên nhiên vừa là mẹ hiền, vừa là một người bạn thân thiết không thể tách rời.
Một cảnh đẹp giản đơn thường thấy ở Mông Cổ hoang dã.
Bên cạnh bắn cung, đua ngựa, đấu vật cũng là một hoạt động chính được mong đợi nhất
trong lễ hội Naadam – lễ hội quốc gia được tổ chức suốt 3 ngày vào tháng 7 hàng năm.
Một người phụ nữ đang chuẩn bị sữa cho quá trình chưng cất để nấu arkhi – thức uống truyền thống của Mông Cổ xuất hiện từ thế kỉ 14. Để có được arkhi, ngườiMông Cổ phải thực hiện quy trình lên men sữa ngựa hoặc sữa bò Tây Tạng.
Tu viện Gandan Khiid nằm ở trung tâm thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ,
hầu như không bị tàn phá như phần lớn các tu viện khác trong khu vực.
Ở góc độ này, nét truyền thống và sự hiện đại của Ulaanbaatar được đặt cạnh nhau
với mái đền Choijin Lama cùng một phần tháp Blue Sky.
Không gì tuyệt vời hơn được nằm giữa thảo nguyên vào ban đêm và ngắm một bầu trời đầy sao sáng.