Những ai có sự quan tâm đặc biệt đến du lịch Thái Lan, hẳn chẳng còn xa lạ với điểm du lịch “Vườn thú người”, nơi sinh sống của những người phụ nữ tị nạn tới từ Myanmar.
Vườn thú người tại Thái Lan
Khách du lịch nước ngoài ngày càng bị thu hút bởi ngôi làng – bởi đến đây, họ sẽ được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ với chiếc cổ dài người Myanmar. Họ đến từ bộ lạc Kayah nằm phía Bắc Myanmar, phải chịu sống cuộc đời tị nạn do không thể tiếp tục chứng kiến cảnh tượng chiến tranh, cuộc sống đói nghèo. Quyết định vượt biên giới đến Thái Lan và tự biến mình thành “vật” trưng bày sống cho những khách du lịch đến tham quan để mưu sinh.
“Vườn thú người” ngày càng điểm đến của nhiều khách du lịch (nguồn Internet)
Người Myanmar đến đây sinh sống được chính quyền nơi đây công nhận là người tị nạn ở Thái Lan và phải sống trong những trung tâm nhỏ tại Mae Hong Son – nơi ở dành cho người tị nạn, dưới sự bảo vệ và quản lý của Cao ủy Liên Hợp Quốc. Vì không phải là người Thái Lan, nên họ chỉ được phép sinh sống duy nhất tại khu vực này, và chỉ được ra khỏi nơi đây nếu có sự cho phép của chính quyền. Tất nhiên, cái giá cho việc muốn rời khỏi nơi đây là không hề rẻ, đặc biệt những trường hợp muốn được sinh sống và làm việc tại Bangkok, mức phí vô cùng cao.
Chính nhờ sự xuất hiện của những người phụ nữ cổ dài, nền công nghiệp du lịch vốn đã phát triển của Thái Lan lại thêm phần đột phá hơn. Một số ngôi làng du lịch được dựng lên, du khách muốn vào đây tham quan phải trả 10USD để được ngắm những người phụ nữ cổ dài Kayah. Đến đây, khách du lịch còn được mua sắm những món đồ trang sức thủ công, chụp ảnh cùng người phụ nữ.
Những người phụ nữ vừa bán đồ thủ công, vừa là “vật trưng bày” (nguồn Internet)
Tại một ngôi làng nhỏ có tên Ban Huae Sua Tao – một trong những nơi sinh sống của người tị nạn Myanmar, người dân phải sống trong cảnh không có điện bởi chính quyền địa phương không có ý định phát triển khu vực này. Người dân tại ngôi làng phải mua điện từ một thị trấn phát triển hơn gần đó với chi phí vô cùng cao.
Nên hay không việc tẩy chay du lịch nơi đây?
Nhiều năm trước đây, 20 người phụ nữ Kayah đã bị từ chối bởi cơ quan chính quyền Thái Lan khi họ yêu cầu được rời khỏi nơi đây, mặc dù những người phụ nữ này đã được chấp nhận tị nạn tại các quốc gia khác như Phần Lan, New Zealand.
Những người phụ nữ bị từ chối việc muốn rời khỏi Thái Lan (nguồn Internet)
“Những người phụ nữ này đang được chính quyền Thái Lan đối xử một cách “đặc biệt”, trong khi ngoài kia, có đến 20,000 người phụ nữ người Myanmar khách được chấp nhận cho phép di chuyển đến những quốc gia khác”, người này cho biết.
“Đây hẳn là một vườn thú người không sai”. Chỉ có duy nhất một giải pháp cho tình trạng này, chính là chấm dứt việc tham quan của khách du lịch. Đa số khoản tiền kiếm được từ những ngôi làng như vậy, lại rơi vào tay các công ty du lịch chứ không phải là người tị nạn.
Họ cho rằng chỉ cần con cái được đến trường đã là niềm hạnh phúc với họ (nguồn Internet)
Nhiều người phụ nữ tị nạn Myanmar đã quyết định quay về quê hương họ sau bao năm ròng rã tại Thái Lan. Điều họ muốn lúc này là phát triển du lịch tại chính quê hương của mình bởi tình hình chiến tranh và xung đột tại đất nước này đã không còn căng thẳng như trước. Họ muốn mình được tự làm chủ những cơ sở du lịch thay vì phải trở thành vật trưng bay trong vườn thú người ở Thái Lan.
Đến ngay cả những em bé nhỏ cũng trở thành “vật trưng bày” (nguồn Internet)
“Con tôi vẫn có thể đi học và chúng tôi được ở gần người thân của mình hơn tại Myanmar”, Mu Par nói. Những người phụ nữ cổ dài như cô hoàn toàn có thể kiếm được nhiều tiền hơn bởi đất nước giờ đây đã dần mở cửa và lượng khách du lịch mỗi năm đến đây ngày một tăng.
“Nếu có thể kiếm được nguồn thu nhập từ việc du lịch, tôi mong rằng những cô gái khác ở Thái Lan như tôi có thể được trở về”.
Ngày nay chỉ còn những người già còn sót lại đeo vòng cổ (nguồn Internet)
Việc chấm dứt tình trạng tham quan của khách du lịch là giải pháp duy nhất để giải thoát cho họ (nguồn Internet)