Đất nước Bhutan vừa thơ mộng vừa bí ẩn lại vừa đậm nét văn hóa Phật giáo… như tu viện huyền thoại Tiger Nest trên vách núi cao, những lá cờ chép đầy kinh phật, thung lũng Punakha người Bhutan ăn mừng lễ hội…
Giây phút cảnh vật xoay chuyển nhanh chóng trong ánh bình minh ở đèo Dochula.
Bhutan vào buổi chiều nắng vàng khi những đứa trẻ trên đường tan trường về nhà.
Pháo đài ở cố đô Punakha với kiến trúc hùng tráng nhưng gần gũi. Trong hầu hết các pháo đài,
một nửa diện tích là cơ quan hành chính địa phương, nửa kia là tu viện Phật giáo.
Tsechu là lễ hội phổ biến ở các miền của Bhutan, trong đó chủ yếu là các điệu vũ mặt nạ mang tính xua đuổi ma quỷ
và mang lại bình an. Ảnh chụp tại Bumthang, miền Trung Bhutan.
Làng Radi ở phía đông bắc Bhutan được mệnh danh là thảm vàng hay giỏ lúa,
bởi cấu trúc ruộng bậc thang trên núi uốn lượn bao quanh ngôi làng.
Các học sinh ở Bumthang – miền Trung Bhutan chơi đùa bên gốc đào gần hoàng cung.
Khung cảnh như trong thần thoại với gốc anh đào cổ thụ, các cô gái mặc trang phục truyền thống Kira nền nã.
Chàng trai lịch lãm trong bộ Gho.
Từ Bumthang sang Mongar, cảnh sắc giống vùng ôn đới như châu Âu, với những khu rừng thông đại cổ thụ ở độ cao
trên 3.000 m. Rừng lá phong chuyển sắc đỏ sắc vàng rực rỡ xen kẽ với màu xanh lá thông
và những đỉnh núi tuyết trắng xa xa.
Pháo đài ở làng Drukgyel, một trong những ngôi làng cổ nhất Bhutan – trong ánh hoàng hôn, phía sau là dãy núi biên giới giữa nằm giữa biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và Bhutan. Pháo đài trên đỉnh đồi được xây năm 1649.
Khi lần đầu leo núi lên tu viện huyền thoại Tiger Nest ở vách núi có độ cao 3.200 m với không khí loãng thiếu oxy, nhiều người Việt gắng sức đến đích bằng niềm tin rằng nếu đặt chân đến nơi Guru Rinpoche từng thiền tịnh
sẽ có được sự an lành và hạnh phúc.
Lễ hội ở Khaling, miền đông Bhutan mừng ngày mùa.