Thung lũng cá voi” Wadi Al-Hitan ở Ai Cập là địa danh lớn nhất trên thế giới chứng minh sự tiến hóa của cá voi. Nơi đây chứa hàng trăm hài cốt hóa thạch vô giá của loài cá voi thuộc phân bộ đầu tiên, đã tuyệt chủng. Thung lũng nằm ở phía sau một ngọn núi, được gọi là Garet Gohannam, có nghĩa là núi của địa ngục.
Thung lũng sa mạc Wadi Al-Hitan cách thủ đô Cairo khoảng 150km. Hiện Wadi Al-Hitan đang lưu giữ rất nhiều những bộ phận hóa thạch của cá voi tuyệt chủng. Các nhà khảo cổ học cho rằng, những bộ hóa thạch này có niên đại khoảng 40 triệu năm. Lúc đó biển Tethys còn bao phủ phía Bắc Ai Cập. Do gió xói mòn đáy biển và làm lộ thiên hàng ngàn hóa thạch, khi nước cạn khô cách nay 5 triệu năm.
Những hóa thạch ở Wadi Al-Hitan có niên đại 50 triệu năm, cho thấy là phân bộ cá voi trẻ nhất, trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa từ động vật sống trên cạn cho đến một cuộc sống trên biển. Người ta trưng bày hình dạng cơ thể điển hình của cá voi hiện đại, trong khi giữ lại những khía cạnh nguyên thủy nhất định của hộp sọ và cấu trúc răng cũng như hai chân sau của cá voi.
Nhiều trong số các bộ xương cá voi đang trong tình trạng tốt vì chúng đã được bảo quản trong cấu trúc đá. Một nửa bộ xương hoàn chỉnh được tìm thấy trong thung lũng và ở một vài trường hợp, thậm chí là dạ dày của cá voi cũng được bảo quản tốt.
Nhiều trong số các bộ xương cá voi đang trong tình trạng tốt vì chúng đã được bảo quản trong cấu trúc đá. Một nửa bộ xương hoàn chỉnh được tìm thấy trong thung lũng và ở một vài trường hợp, thậm chí là dạ dày của cá voi cũng được bảo quản tốt.
Thung lũng sa mạc Wadi Al-Hitan từng là một đại dương nơi cá voi và nhiều loài vật khổng lồ sinh sống. Bởi vậy, nơi đây còn được gọi là Thung lũng cá voi với hai loài cá voi dorudon và basilosaurus. Dưới sự chủ trì của nhà khảo cổ Philip Gingerich thuộc Trường Đại học Michigan, các di chỉ ở vùng Wadi Al-Hitan đã được khai quật. Trên diện tích 100km2, nhóm khảo cổ đã tìm thấy 379 bộ xương cá voi hoá thạch của hai loài cá voi doduron và basilosaurus.
Loài dorudon rất đặc biệt. Cơ thể giống như cá heo, nhưng dài đến 5m và cái miệng lởm chởm răng. Nó không còn lông và lội trong nước bằng cái đuôi với hai vây thay thế cho chân trước. Hai chân này rất quan trọng đốì với khoa học. Có một cùi chỏ có khớp, nó giống như loại thú có guốc chẵn hiện nay (hươu cao cổ, lạc đà, heo, hà mã…). Điều đó chứng minh hươu nai và cá voi có bà con xa với nhau, từ một ông tổ còn bí hiểm thuộc nhóm có guốc. Vì thế cá voi con thỉnh thoảng lại còn có hai chân sau teo tóp nhỏ xíu.
Basilosaurus là một trong những loài cá voi nguyên thuỷ còn được gọi là archaeocetes, tiến hoá từ loài thú trên cạn và sau này phát triển thành 2 dạng cá voi hiện đại ngày nay. Nhưng nó giống một con rắn biển khổng lồ hơn, và những nhà cổ sinh học tìm thấy con archaeocetes đầu tiên vẫn cho rằng chúng là loài bò sát.
Wadi Al-Hitan được công nhận là một di sản thế giới vào ngày 15.7.2005 do sự hiện diện với số lượng lớn hóa thạch động vật của những động vật như cá mập, cá mập răng, cá sấu, cá kiếm, rùa, cá đuối, vỏ và rễ của rừng ngập mặn… Vỏ sò biển và san hô hóa thạch xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Wadi El-Hitan cũng là nơi xuất hiện 15 loài thực vật sa mạc và khoảng 15 loại động vật có vú hoang dã bao gồm cả chó rừng Bắc Phi, cáo đỏ, cáo cát, cầy Ai Cập, mèo rừng châu Phi, hươu trắng, hươu Ai Cập, Dorcas linh dương, và nhiều loài khác, 16 loài bò sát, và hơn 100 loài chim cư trú và di cư.