Hòa giải trong thủ tục ly hôn là một bước cán bộ có thẩm quyền thực hiện việc thuyết phục để hai bên có thể xem xét lại quyết định để đoàn tụ. Rõ ràng ly hôn sau khi kết hôn là việc không ai mong muốn cả. Tuy nhiên, khi đã nộp đơn ly hôn, pháp luật vẫn tạo cơ hội cho hai bên có thể xem xét lại quyết định của mình bằng một buổi hòa giải. Vậy, có bắt buộc phải có buổi hòa giải này không?Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. |
Căn cứ:
- Luật dân sự 2015
- Nghị định số 35/2014
Nội dung tư vấn:
1. Thế nào là Hòa giải?
Có thể hiểu đơn thuần là hỏa giải chính là việc thuyết phục bằng những lý lẽ, giải thích, thương lượng một cuộc tranh chấp, xung đột, bất đồng của các chủ thể trong một mối quan hệ nào đó. Việc hòa giải trong thủ tục ly hôn thì việc cán bộ thực hiện việc giải thích các quyền và lợi ích của các bên khi tiến hành ly hôn. Đa phần là những bất tiện, quyền và lợi ích bị xâm phạm,hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích của cả vợ chồng và con cái….để các bên có thể xem xét lại việc quyết định ly hôn.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì thủ tục hòa giải gồm hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại Tòa án, tại trung tâm trọng tài thương mại. thủ tục hòa giải này không chỉ có trong thủ tục ly hôn mà còn để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại…
Việc hòa giải cũng phải dựa theo các nguyên tắc nhất đinh như sau:
- Việc hòa giải phải có sự tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;
- Cán bộ hòa giải không được dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, buộc vợ, chồng phải hòa giải mà không theo ý nguyện của họ;
- Nội dung thỏa thuận trong hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2.Có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn hay không?
Quan hệ hôn nhân phải tự nguyện thì cuộc hôn nhân mới có thể được duy trì hạnh phúc. Tuy nhiên, tự nguyện ly hôn hay kết hôn thì vẫn phải được pháp luật tôn trọng bảo vệ. Cụ thể hóa tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Quan hệ vợ chồng là điểm mấu chốt để duy trì một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Do đó, khi đứng trước nguy cơ bị chấm dứt thì cần phải kịp thời hòa giải.
Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ đổ vỡ thì việc hòa giải là cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiến hành đâm đơn ra Tòa, Luật hôn nhân và gia đình khuyến khích vợ chồng thực hiện việc hòa giải tại cơ sở. Cơ sở ở đây chỉ ở trong phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Người được lựa chọn có thể là người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư. Cụ thể hóa tại Điều 52 như sau:
Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Rõ ràng, pháp luật chỉ quy định là khuyến khích mà không phải là bắt buộc phải có hòa giải tại cơ sở. Các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, Thủ tục hòa giải sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án thì là thủ tục bắt buộc phải tiến hành. Thủ tục hòa giải tiến hành có sự khác nhau tùy vào trường hợp ly hôn.
Thứ nhất, Đơn phương ly hôn
Khi đơn phương lý hôn thì việc hòa giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Nội dung cuộc hòa giải là cán bộ thực hiện hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề còn mâu thuẫn, tranh chấp.
Cụ thể hóa tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ hai, Thuận tình ly hôn
Với trường hợp này thì việc hòa giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn. Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, về trách nhiệm cấp dưỡng…làm sao để hai bên có thể quay về với nhau.
Tuy nhiên, mặc dù bắt buộc nhưng vẫn có những trường hợp không tiến hành hòa giải được vì những lý do sau:
- Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;
- Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;
- Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.
Lúc này, tùy từng trường hợp, sau khi mở phiên hòa giải 02 lần không tiến hành được, Tòa án quyết định giải quyết vụ án không có hòa giải.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Khi có nhu cầu về dịch vụ ly hôn hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi: https://lsx.vn/tu-van-ly-hon-nhanh