Cúng Mụ là nghi thức truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Dù là một phong tục lâu đời và quen thuộc, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ cúng Mụ là gì và cách thực hiện nghi thức này chuẩn nhất cho con yêu của mình. Do vậy, những thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Cúng Mụ là gì?
Cúng Mụ là phong tục được tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ (khi bé mới sinh được 3 ngày), đầy tháng và đầy năm nhằm mục đích thông báo sự có mặt của thành viên mới trong gia đình. Đồng thời, nghi thức này được tổ chức còn để bày tỏ sự biết ơn và cầu mong các Mụ Bà, Đức Ông ban phước lành và may mắn cho đứa trẻ.
>> Xem ngay: Bảng giá mâm cúng đầy tháng bé trai
Trong thời đại hiện nay, có nhiều người cho rằng không nhất thiết phải tổ chức cúng Mụ theo đúng nghi lễ dân gian, mà chỉ cần bày biện mâm cơm để thể hiện tấm lòng thành kính. Tuy nhiên, phần lớn các bậc làm cha làm mẹ đều muốn cúng Mụ theo đúng phong tục để đánh dấu những bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của bé. Bên cạnh đó, việc cúng Mụ theo đúng nghi thức còn thể hiện ước mong của cha mẹ luôn muốn con yêu được phù hộ, khỏe mạnh và bình an trong suốt quãng đời sau này.
2. Cách cúng Mụ chuẩn nhất cho bé mà ba mẹ cần biết
Nếu bạn muốn tiến hành cúng Mụ cho con yêu theo đúng nghi thức truyền thống, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Chuẩn bị lễ vật cúng Mụ
Đây là công đoạn quan trọng khi cúng Mụ. Bởi lễ vật phải đầy đủ, chu đáo thì cúng Mụ mới có thể diễn ra theo đúng phong tục. Thông thường, người Việt sẽ chuẩn bị lễ vật với 12 phần nhỏ dành cho 12 Bà Mụ và 1 phần lớn dành cho Bà Mụ Chúa. Lễ vật có sự khác nhau nhất định theo từng địa phương và theo từng dịp lễ. Tuy nhiên nhìn chung, ba mẹ sẽ cần chuẩn bị những món đồ sau:
- 12 miếng trầu têm cánh phượng đi kèm với cau bổ tư, 1 miếng trầu chưa têm đi kèm với 1 quả cau còn nguyên.
- Bộ tam sên bao gồm tôm, cua, ốc, mỗi loại 9 con đối với bé gái, 7 con đối với bé trai. Một số nơi dùng thịt chim để thay thế cho tôm.
- 13 phần phẩm oản và bánh kẹo. Trong đó, 1 phần phải to hơn 12 phần còn lại.
- 12 bộ quần áo nhỏ dành cho Bà Mụ và 1 bộ quần áo to cho Bà Mụ Chúa
- Gà luộc, cháo, xôi, rượu trắng, món ăn mặn. Tất cả cũng chuẩn bị 13 phần như trên.
- Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang, nến, tiền vàng, nước trắng.
Ngoài ra, các gia đình cần chuẩn bị thêm lễ vật cúng Đức Ông bao gồm:
- 1 con gà luộc. Bạn có thể dùng vịt để thay thế.
- 3 đĩa xôi.
- 1 tô cháo.
- 1 tô chè.
- 1 đĩa ngũ quả, 1 miếng thịt quay cùng trầu cau, vàng mã và rượu.
Bạn có thể đặt mâm cúng ở giữa nhà, quay
ra cửa chính hoặc đặt trong phòng bé, nơi gần chỗ bé nằm đều được. Dù đặt mâm cúng ở đâu, bạn cũng cần sắp xếp lễ vật một cách hài hòa. Lễ mặn cùng nước và hương hoa phải được đặt ở trên, trong khi mâm tôm, cua, cá cần được đặt ở dưới.
Cách cúng Mụ chuẩn xác nhất
Sau khi bày mâm cúng xong xuôi, ba mẹ bế con ra trước mâm cúng và đọc bài văn khấn cúng Mụ. Hiện nay, văn khấn cúng Mụ có nhiều dị bản khác nhau, nhưng luôn bắt đầu bằng việc xưng danh các Bà Mụ và Thần Phật. Sau đó, bạn đề cập ngày tháng năm cúng, tên cha mẹ, tên con, nơi ở của gia đình và trình bày lý do cúng. Cuối cùng, bạn cần bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với các Bà Mụ và cầu mong các Bà Mụ tiếp tục phù hộ cho con khỏe mạnh, bình an. Sau khi khấn, bạn vái 3 lạy và đợi 3 tuần nhang thì có thể tạ lễ và hóa vàng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc cúng Mụ là gì và làm sao để cúng Mụ một cách chuẩn xác theo nghi thức truyền thống. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị một mâm cúng Mụ chu đáo và phù hợp nhất!