Cấp mới thẻ tạm trú Việt Nam 3 năm cho khách Hàn Quốc
Thẻ tạm trú là giấy tờ quan trọng nếu người nước ngoài có mong muốn được lưu trú lâu dài ở Việt Nam. Để tăng cơ hội được đồng ý xét cấp, người nước ngoài cần hiểu rõ thủ tục cũng như quy trình làm thẻ tạm trú tại Việt Nam. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về trình tự cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Công an cấp tỉnh.
Trình tự cấp thẻ tạm trú
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, nơi mà cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ sau đó tiến hành kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Bước 3: trả kết quả.
Người nhận đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu. Nếu chính xác thông tin thì yêu cầu ký nhận và nộp lệ phí cho cán bộ thu phí, sau đó trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.
Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Cách thức thực hiện
Tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);
- b) Tờ khai đề nghị được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (mẫu NA8);
- c) Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú như: giấy phép lao động, giấy xác nhận là Trưởng Văn phòng đại diện, thành viên Hội đồng quản trị hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú.
Số bộ hồ sơ: 01 (một) bộ.