Cà Mau là một thành phố trẻ, là cực nam Việt Nam với 3 mặt tiếp giáp biển. Đến đây bạn đừng quên ghé thăm các đình quán cổ, khu di tích lịch sử, và tham quan Rừng U Minh
Mũi đất Cà Mau, nơi “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” vẫn là rừng, là biển, là đất, là những khuôn mặt nụ cười chất phác, hồn hậu như mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, nhưng khi đứng trên mảnh đất Cà Mau, trong mỗi người con xa xứ trở về hay từng có thời gian gắn bó hoặc chỉ một lần đầu mới đến thăm, đều dạt dào cảm xúc. Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh đẹp như rừng U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc hay chạm cột mốc cực Nam – Mũi Cà Mau, mà còn có cơ hội hiểu rõ hơn về con người nơi đây vô cùng mến khách và rất đỗi bình dị khi đến du lịch Cà Mau.
Rất nhiều du khách chọn du lịch đến miền Tây sông nước này.
Thời điểm du lịch Cà Mau
Cà Mau có khí hậu mát mẻ quanh năm tuy nhiên bạn nên tới đây vào mùa khô, từ tháng 12 – 4 năm sau.
Địa điểm tham quan
Chợ nổi Cà Mau là một chợ nổi trên sông Gành Hào, cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200 m, thuộc địa bàn phường 8 ở trung tâm thành phố Cà Mau.
Ở đây hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: khoai tây, đu đủ, xoài, dừa nước, dưa gang, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa),…. Ngoài ra, chợ còn bán một thứ rất đặc trưng khi nhắc đến Cà Mau là chiếu rong.
Khi đến đây, khách du lịch sẽ được trãi nghiệm cảm giác lênh đênh trên sông nước như những thương buôn bởi khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò để lướt nhẹ qua các giang hàng để chọn thứ cần mua.
Chợ nổi Cà Mau nhóm họp trên sông suốt khoảng 3-4 giờ sáng đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, hội giống như các chợ khác trên bờ.
Không khí tấp nập của phiên chợ vào buổi sáng.
Mũi Cà Mau nằm ở 8 tọa độ, 37’30” vĩ độ Bắc, 104 độ, 43” kinh độ Đông thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Biểu tượng của mũi Cà Mau là hình mũi thuyền hướng ra biển, được đặt trên bệ cao màu trắng, ở giữa mũi thuyền có hình ngôi sao lớn và có ghi dòng chữ MŨI CÀ MAU. Trong tâm thức của người Việt Nam, từ lâu Mũi Cà Mau Là một điểm xác nhận chủ quyền đất nước. Đây là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt mặt biển Tây vào buổi chiều.
Biểu tượng của đất Mũi
Cùng nhau ngắm nhìn cảnh bình minh buổi sáng sớm.
Rừng U Minh nằm tiếp giáp với vịnh Thái Lan, là một trong những cánh rừng quý hiếm với hệ thực vật đa dạng ở nước ta. Địa hình của rừng U Minh được chia làm hai vùng khác nhau gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ. Nơi đây có 250 loại thực vật cùng nhiều loại chim quý sinh sống. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, khám phá đa dạng của hệ thực vật và các loại chim quý. Ngắm rừng tràm bạt ngàn, hương thơm ngào ngạt và nghe nhiều câu chuyện thú vị do người dân địa phương kể.
Vườn quốc gia U Minh Hạ
Sân chim Ngọc Hiển có diện tích 130 ha. Đây là nơi tập trung các loài chim quý hiếm và mảng thực vật phong phú. Xen kẽ màu xanh bạt ngàn của rừng đước, tràm là những nhánh sông đỏ nặng phù sa. Điều này sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thanh bình, yên ắng.
Điểm du lịch sinh thái và nghiên cứu về các loài chim.
Đảo hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, thuộc phía Đông Nam của Cà Mau. Đảo có diện tích khoảng 4km2, đỉnh cao nhất của Hòn Khoai là 318m so với mặt nước biển. Nơi đây vốn nổi tiếng với những khu rừng sinh nguyên sinh, hệ thực vật đa dạng với trên 1.400 loài, có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao như gỗ lim, bằng lăng, chiêu chiêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng. Và các cây dược liệu quý như: huyết rồng, thiên kim đằng, cốt toái bổ lá lớn, quế quan, cốt toái bổ lá nhỏ, khoai mài, ngũ gia bì, sầu đâu, thần thông, dây tiết dê, thiên niên kiện…
Đảo hòn Khoai nhìn từ xa.
Đình Tân Hưng thuộc ấp xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau, cách trung tâm thành phố khoảng 4km về phía Nam. Đình không chỉ là địa điểm đến tâm linh cho người dân trong vùng mà nơi đây còn ghi lại những trang sử đấu tranh hào hùng của những người con Đất Mũi trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Cà Mau; là địa điểm treo lá cờ đỏ búa liềm của Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên năm 1930; là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hưng. Năm 1992 đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đình Tân Hưng là một trong những di tích lịch sử cách mạng.
Xem thêm: Vẻ đẹp thanh bình trên xã đảo Thạnh An
My Thái (Sưu Tầm)