Kiến trúc và văn hóa Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 có thể ví như một tam giác với 3 điểm nhấn quan trọng: khu vực Bến Nghé quận 1, khu phố villa ở quận 3, và khu vực Chợ Lớn. Cái tên Chợ Lớn từ lâu đã gắn liền với địa danh Sài Gòn, trở thành một phần linh hồn không thể tách rời của thành phố phương nam nổi tiếng này.
Nhìn hình ảnh này, không ai ngờ được rằng đây chính là một thời hoa lệ vàng son của Chợ Lớn xưa kia. Con đường với tuyến xe điện (tram) trong hình chính là đường Bến Hàm Tử trước đây và đại lộ Đông Tây ngày nay, nằm bên cạnh kênh Tàu Hủ. Tuyến xe điện này nối Chợ Lớn với Bến Thành.
Thật ra thì Chợ Lớn xưa kia không thuộc Sài Gòn mà là một thành phố riêng biệt: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau, ban đầu được gọi với tên kép Sài Gòn-Chợ Lớn, về sau chính quyền cũ bỏ đi tên kép và gọi chung là Đô thành Sài Gòn.
Chợ Lớn vốn là một chợ xưa ở Sài Gòn, do người Hoa sau khi chạy tránh chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên… tập trung về đây lập ra chợ năm 1778.
Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn là người Quảng Đông và Triều Châu, ngoài ra có một số người Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây, một số đến từ Cù Lao Phố năm 1778. Tiện đây, chú thích thêm về cách gọi “Ba Tàu” là để chỉ 3 vùng sinh sống của người Hoa trước đây: 1 – Cù Lao Phố, 2 – Chợ Lớn, và 3 – Mỹ Tho.
Sẵn bàn về người Hoa, cần nhắc đến một ý kiến cho rằng cái tên “Sài Gòn” thực chất bắt nguồn từ cách gọi theo tiếng Quảng của từ “Tây Sông” (xay coong). Vì rằng, người Hoa phải chạy từ Cù Lao Phố về đây, tức là đi từ phía đông sang phía tây sông Sài Gòn.
Cho nên, Sài Gòn chính ra là tên ban đầu của Chợ Lớn ngày nay, còn Bến Nghé mới là tên gọi xưa kia của quận 1, chứ không phải như cách giải thích cho rằng Sài Gòn xưa có nhiều cây bông gòn! Ý kiến này xem ra cũng hợp lý.
Chợ Lớn vốn là một chợ xưa ở Sài Gòn, do người Hoa sau khi chạy tránh chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên… tập trung về đây lập ra chợ năm 1778.
Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn là người Quảng Đông và Triều Châu, ngoài ra có một số người Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây, một số đến từ Cù Lao Phố năm 1778. Tiện đây, chú thích thêm về cách gọi “Ba Tàu” là để chỉ 3 vùng sinh sống của người Hoa trước đây: 1 – Cù Lao Phố, 2 – Chợ Lớn, và 3 – Mỹ Tho.
Sẵn bàn về người Hoa, cần nhắc đến một ý kiến cho rằng cái tên “Sài Gòn” thực chất bắt nguồn từ cách gọi theo tiếng Quảng của từ “Tây Sông” (xay coong). Vì rằng, người Hoa phải chạy từ Cù Lao Phố về đây, tức là đi từ phía đông sang phía tây sông Sài Gòn.
Cho nên, Sài Gòn chính ra là tên ban đầu của Chợ Lớn ngày nay, còn Bến Nghé mới là tên gọi xưa kia của quận 1, chứ không phải như cách giải thích cho rằng Sài Gòn xưa có nhiều cây bông gòn! Ý kiến này xem ra cũng hợp lý.
Nhìn cây cầu này, rất dễ liên tưởng tới cầu Mống ở quận 1, nhưng thật ra nó lại nằm ở Chợ Lớn xưa kia. Nó chính là tiền thân của cây cầu Chà Và hiện nay, thời đó được mang tên “Malarbars”.
Malabars là tên một địa danh bên Ấn Độ, chứng tỏ nơi này ngày xưa rât nhiều người Ấn sống bên cạnh người Hoa. Cái tên Chà Và sau này cũng là để chỉ người Ấn.
Tuy nhiên, vị trí cây cầu này không hoàn toàn trùng khớp với cầu Chà Và hiện tại mà nằm chệch về phía tây vài chục mét.
Một cây cầu đẹp như thế này vì sao lại biến mất, để thay vào đó là một cây cầu khác?
Malabars là tên một địa danh bên Ấn Độ, chứng tỏ nơi này ngày xưa rât nhiều người Ấn sống bên cạnh người Hoa. Cái tên Chà Và sau này cũng là để chỉ người Ấn.
Tuy nhiên, vị trí cây cầu này không hoàn toàn trùng khớp với cầu Chà Và hiện tại mà nằm chệch về phía tây vài chục mét.
Một cây cầu đẹp như thế này vì sao lại biến mất, để thay vào đó là một cây cầu khác?
Dựa vào hình minh họa này để hiểu rõ lý lịch cầu Chà Và. Theo chú thích trong hình, cầu Malabars nằm ở vị trí màu vàng từ năm 1910 trở về trước, sau đó được phá dỡ để thay thế bằng cầu Chà Và hiện tại nằm thẳng trên trục đường Vạn Kiếp, kéo dài đến đầu đường Hải Thượng Lãn Ông.
Vì sao có sự tháo dỡ này, là vì sự xuất hiện con đường Vạn Kiếp, do chính quyền thực dân lấp kênh để làm đường. Như vậy, con đường này xưa kia là một con kênh nối kênh Tàu Hủ với rạch Lò Gốm ở khu vực quận 5 ngày nay.
Sau khi con kênh được lấp, nó trở thành một trục đường chính. Điều này cũng giải thích vì sao phía đầu cầu bên kia lại bị cong queo.
Sau khi con kênh được lấp, nó trở thành một trục đường chính. Điều này cũng giải thích vì sao phía đầu cầu bên kia lại bị cong queo.
Đến đây, có thể thấy rằng dường như khu vực quận 5 ngày nay có một số đoạn kênh rạch đã bị lấp đi.
Trung tâm của Chợ Lớn dĩ nhiên là một cái chợ nào đó thật lớn(!), dấu tích xưa không còn thì nay cứ tạm xem chợ Bình Tây là cái chợ này vậy.
Một câu hỏi đặt ra, xưa kia đường sá chưa có nhiều, do đó để thuận lợi vận chuyển trao đổi hàng hóa, chợ thường được xây dựng ven kênh rạch nhằm tận dụng khả năng giao thông đường thủy, Sài Gòn xưa có rất nhiều chợ như thế, chẳng hạn như chợ Bến Thành (cũ), chợ Cầu Muối, chợ Thị Nghè…
Thế thì tại sao chợ Bình Tây là một chợ lớn nhất nhì Sài Gòn thời bấy giờ lại nằm lọt thỏm phía trong?
Câu trả lời là không có ngoại lệ nào cả, vì thật ra chợ Bình Tây từng nằm giữa 2 con kênh, theo chú thích trong hình là kênh Hàng Bàng (cũ) và con kênh nằm dọc theo đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.
Như vậy, nhìn lại khu vực này thuở xưa, kênh rạch chằng chịt, hoạt động giao thương tấp nập, là tiền đề cho sự buôn bán sôi động ở quận 5 ngày nay.
Các con kênh về sau được chính quyền thực dân lấp đi để thay thế bằng đường bộ. Ngày nay chỉ còn lại duy nhất một đoạn nhỏ của kênh Hàng Bàng.
Thế thì tại sao chợ Bình Tây là một chợ lớn nhất nhì Sài Gòn thời bấy giờ lại nằm lọt thỏm phía trong?
Câu trả lời là không có ngoại lệ nào cả, vì thật ra chợ Bình Tây từng nằm giữa 2 con kênh, theo chú thích trong hình là kênh Hàng Bàng (cũ) và con kênh nằm dọc theo đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.
Như vậy, nhìn lại khu vực này thuở xưa, kênh rạch chằng chịt, hoạt động giao thương tấp nập, là tiền đề cho sự buôn bán sôi động ở quận 5 ngày nay.
Các con kênh về sau được chính quyền thực dân lấp đi để thay thế bằng đường bộ. Ngày nay chỉ còn lại duy nhất một đoạn nhỏ của kênh Hàng Bàng.
Để ý kỹ sẽ thấy con kênh Hàng Bàng (xưa) nằm sát phía sau chợ Bình Tây, nay đã được lấp đi để thay thế bằng con đường Bến Bãi Sậy.
Nói về ngôi chợ Bình Tây, nhìn lại xưa kia mới thấy quy hoạch không gian khu vực này vừa mắt làm sao. Có thể nói chợ Bình Tây là ngôi chợ đẹp nhất của Sài Gòn xưa.
Đây là hình ảnh của kênh Hàng Bàng phía sau chợ Bình Tây xưa kia. Trên bến dưới thuyền, hàng hóa vận chuyển rất tấp nập.
Sở dĩ kênh này có tên gọi là Hàng Bàng vì nó có một…hàng cây bàng thẳng tắp thế này.
Nhìn lại tấm hình trước, ở đầu phía xa sẽ thấy có một cây cầu dạng vòm 3 chân. Đây là cận cảnh của cây cầu này, vì có hình dạng như trên nên người ta gọi nó là Cầu Ba Cẳng.
Cầu này dành cho người đi bộ, nằm ở ngã 3 kênh. Vị trí hiện tại của cây cầu này là phía cuối chợ Kim Biên, ở đầu dòng nước đen của phần kênh Hàng Bàng còn sót lại. Khi các con kênh bị lấp đi, người tađã phá cây cầu.
Những hình ảnh của cách đây non một thế kỷ không khỏi khiến ta giật mình. Ngẫm lại công cuộc cải tạo Nhiêu Lộc Thị Nghè, suốt chiều dài 10 cây số uốn éo của dòng nước, không có lấy một cây cầu nào độc đáo để tạo điểm nhấn.
Khi nhìn thấy lại những hình ảnh như thế này, đôi khi lại thấy xót xa khi từng công trình cổ cứ lần lượt mất đi, lặng lẽ rời xa, bỏ lại một Sài Gòn hỗn độn nhà ống và những con đường ngột ngạt.
Những hình ảnh của cách đây non một thế kỷ không khỏi khiến ta giật mình. Ngẫm lại công cuộc cải tạo Nhiêu Lộc Thị Nghè, suốt chiều dài 10 cây số uốn éo của dòng nước, không có lấy một cây cầu nào độc đáo để tạo điểm nhấn.
Khi nhìn thấy lại những hình ảnh như thế này, đôi khi lại thấy xót xa khi từng công trình cổ cứ lần lượt mất đi, lặng lẽ rời xa, bỏ lại một Sài Gòn hỗn độn nhà ống và những con đường ngột ngạt.