Cao Bằng là nơi tập hợp những cảnh đẹp của núi và thác. Khu vực giáp biên giới này còn thu hút khách du lịch bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử.
1. Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là một trong những thác nước lớn nhất của Việt Nam nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thác nước cao gần 30m, những khối nước đổ xuống nhiều tầng đá vôi trắng xóa. Giữa thác có một mô đá rộng xẻ dòng nước thành 3 dòng tựa như những dải lụa trắng. Vào những ngày nắng, làn hơi nước tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.
Những khối nước đổ xuống trông như những dải lụa trắng (Nguồn: Vietnamtourism)
2. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
Ngôi chùa được bao quanh bởi bốn bề núi non hùng vĩ, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, có nơi thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời. Chùa có vai trò quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc.
Chùa được bao quanh bởi núi non hùng vĩ (Nguồn: Baocaobang)
3. Khu di tích Pác Pó
Đây là nơi gắn liền với nhiều hoạt động cách mạng của nước ta. Khu di tích thuộc bản Pác Pó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55km về phía Bắc. Nơi đây gồm có: nhà tưởng niệm Bác Hồ, suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc,… Khu di tích Pác Pó là nơi chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam ta.
Nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ( Nguồn: Legendatravel)
4. Động Ngườm Ngao
Là một cảnh đẹp ở Cao Bằng được người dân phát hiện vào năm 1921, động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hóa lâu đời của đá vôi. Động gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm, cửa Ngườm Ngao và cửa Bản Thuôn. Động Ngườm Ngao với nhiều thạch nhũ đá vôi mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống như một mê cung, làm cho khách tham quan cảm giác như mình đang phiêu lưu vào một thế giới hoang dã nào đó vậy.
Động với nhiều thạch nhũ đá vôi tựa như một mê cung (Nguồn: Dulichtamlong)
>> Hùng vĩ vẻ đẹp thác Bản Giốc Cao Bằng
>> Di tích lịch sử Pác Pó – Cao Bằng
>> Di tích lịch sử Pác Pó – Cao Bằng
Theo Ivivu