Dài gần 50km, Đèo Ô Quy Hồ là con đèo dài nhất vùng núi Tây Bắc, và cũng là một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo của Việt Nam.
Với nhiều người Lai Châu dường như chỉ là một tỉnh miền núi Phía Bắc nghèo khó, nhưng với những người đam mê du lịch, đam mê khám phá những cung đường mới thì đây là một nơi không thể bỏ qua.
Lai Châu nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái với hơn 20 dân tộc sinh sống. Nổi tiếng với những chặng đường mang nhiều cảm xúc với núi non hiểm trở, và những con đường đèo chính là điểm nhấn giữa núi non bạt ngàn Tây Bắc. Một trong những cung đường đèo nguy hiểm bậc nhất của núi rừng Tây Bắc không thể không nhắc đến đèo Ô Quý Hồ.
Lai Châu nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái với hơn 20 dân tộc sinh sống. Nổi tiếng với những chặng đường mang nhiều cảm xúc với núi non hiểm trở, và những con đường đèo chính là điểm nhấn giữa núi non bạt ngàn Tây Bắc. Một trong những cung đường đèo nguy hiểm bậc nhất của núi rừng Tây Bắc không thể không nhắc đến đèo Ô Quý Hồ.
Đèo Ô Quý Hồ trong màn mây – Ảnh: xomnhiepanh
Nằm giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có đỉnh Fansipan huyền thoại, đèo Ô Quý Hồ nằm ở độ cao hơn 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường hiện ra mềm mại như dãi lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng. Đèo Ô Quý Hồ có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên , do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hay đèo Mây do quanh năm mây phủ. Nhưng cái tên “Ô Quý Hồ” thì ít ai biết rõ xuất xứ, tương truyền rằng Ô Quý Hồ chính là tiếng kêu da diết của một loài chim khi hoàng hôn khuất sau đỉnh núi và ẩn sau tiếng chim da diết ấy là câu chuyện tình bi thương của một đôi trai gái.
Con đường uốn lượn quanh núi – Ảnh: xomnhiepanh
Không chỉ mê hoặc những phượt thủ bằng những cung đường uốn cong hiểm trở, đèo Ô Quý Hồ còn thu hút khách du lịch bởi nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Phía tây của con đèo ( phía dãy Hoàng Liên Sơn ) có khí hậu khô nóng, nhưng sau khi vượt qua bên kia ngọn đèo do ảnh hưởng của Sapa nên Ô Quý Hồ có thể đón được hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh.
Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ, cảnh sắc núi rừng xung quanh bạt ngàn lại nhỏ bé đến kì lạ. Nếu đến vào mùa đông và thêm một chút may mắn, du khách có thể nhìn thấy những bông tuyết rơi trắng xoá ngọn đèo.
Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ, cảnh sắc núi rừng xung quanh bạt ngàn lại nhỏ bé đến kì lạ. Nếu đến vào mùa đông và thêm một chút may mắn, du khách có thể nhìn thấy những bông tuyết rơi trắng xoá ngọn đèo.
Tuyết phủ trắng con đường trên đèo Ô Quý Hồ – Ảnh: xomnhiepanh
Hà Trang