Những mùa hoa Mộc Châu xinh đẹp và duyên dáng khiến bao nhiêu trái tim du khách say mê.
Là chút phơn phớt hồng của hoa đào, là chút tím ưu buồn của hoa ban, là chút trắng tinh khiết của hoa mận và là chút nhỏ nhẹ, thanh thao của hoa cải trắng… Mỗi mùa hoa Mộc Châu đều đẹp ngây ngất lòng người.
1. Mùa hoa đào Mộc Châu
Khi không khí ở Mộc Châu bắt đầu se lạnh cũng là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào ở đây thuộc loại hoa đào Pháp. Điểm đặc biệt của hoa đào Pháp là màu sắc nhạt hơn và có ít cánh hơn đào rừng của Mộc Châu. Hoa đào chỉ nở trong khoảng 2-3 tuần sau đó sẽ bắt đầu kết quả. Ngắm nhìn hoa đào Mộc Châu du khách có thể cảm nhận được sự hòa quyện giữa màu xanh tươi mát và sắc hồng nhẹ nhàng, đằm thắm.
Mùa hoa đào ở Mộc Châu
2. Mùa hoa ban Mộc Châu
Nói tên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ thì không ai không nhớ đến hình ảnh hoa ban. Mộc Châu chính là thiên đường của loài hoa này. Hoa ban là loại hoa vô cùng mạnh mẽ dù điều kiện sống khắc nghiệt như thế nào nó vẫn tồn tại được. Hoa ban được ví như người thiếu nữ Thái. Hoa ban khoác trên mình vẻ đẹp đơn giản mộc mạc mà cuốn hút.
Hoa ban trứ danh của Mộc Châu
3. Mùa hoa mận Mộc Châu
Vào những ngày đầu năm trước Tết Nguyên Đán một chút, giữa bầu trời Mộc Châu cao xanh, những đóa hoa mận trắng muốt bắt đầu vươn mình khoe sắc. Trong những bản nhỏ, trên những triền núi đá và những thung lũng tươi xanh, màu trắng của hoa mận như chấm phá thêm cho cảnh vật Mộc Châu.
Hoa Mận trắng tinh như tô điểm thêm cho cảnh vật Mộc Châu
4. Mùa hoa cải trắng Mộc Châu
Cứ vào tháng 11 hằng năm, những đợt gió lạnh từ phương Bắc thổi về, cuốn bay đi bộ dáng cũ kĩ của Mộc Châu và khoác lên nó ” chiếc áo” của mùa hoa cải trắng. Ở Mộc Châu hoa cải trắng được trồng ở khắp cả một ngọn đồi, kéo dài từ đỉnh núi xuống chân núi, phủ kín cả thung lũng. Nhìn từ xa cứ như một tấm thảm trắng tinh khổng lồ trải khắp mọi nơi. Đẹp một cách bình dị.
Hoa cải trắng phủ đầy
Nếu du khách đã muốn chọn Mộc Châu là địa điểm du lịch thì đừng bỏ qua những mùa hoa Mộc Châu này nhé.
>>Du lịch Mộc Châu những ngày đầu xuân
Theo mocchautourism