Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    • Trang chủ
    • Quê hương Việt Nam
      • Nồng nàn miền Bắc
      • Thắm đượm miền Trung
      • Thương nhớ Tây Nguyên
      • Chân chất miền Nam
    • Du ngoạn năm Châu
      • Châu Á huyền bí
      • Châu Âu cổ kính
      • Châu Úc, Mỹ đa sắc
      • Châu Phi hoang dã
    • Ẩm thực quanh ta
    • Bản tin khác
    • TEXTLINK
      • Bet 12 Space
      • cwin
      • 79king
    • Đăng Nhập
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest Vimeo
    Dulichbonmien.com
    • Trang chủ
    • Quê hương Việt Nam
      • Nồng nàn miền Bắc
      • Thắm đượm miền Trung
      • Thương nhớ Tây Nguyên
      • Chân chất miền Nam
    • Du ngoạn năm Châu
      • Châu Á huyền bí
      • Châu Âu cổ kính
      • Châu Úc, Mỹ đa sắc
      • Châu Phi hoang dã
    • Ẩm thực quanh ta
    • Bản tin khác
    • TEXTLINK
      • Bet 12 Space
      • cwin
      • 79king
    • Đăng Nhập
    Subscribe
    Dulichbonmien.com
    You are at:Home»Quê hương Việt Nam»Nồng nàn miền Bắc»Về thăm mùa gặt trên những cánh đồng Bắc Bộ
    Nồng nàn miền Bắc

    Về thăm mùa gặt trên những cánh đồng Bắc Bộ

    adminBy admin29/06/2016Không có bình luận3 Mins Read0 Views
    Facebook Twitter Pinterest Telegram LinkedIn Tumblr Email Reddit
    Đến với làng quê Bắc Bộ mùa hè này, du khách có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa đang vào vụ thu hoạch, thơm hương lúa mới.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest WhatsApp Email

    Đến với làng quê Bắc Bộ mùa hè này, du khách có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa đang vào vụ thu hoạch, thơm hương lúa mới.

    Mùa gặt Bắc Bộ

    Chỉ cách thủ đô Hà Nội  khoảng 45 phút đi xe, cuộc sống ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn giữ được những nét đẹp mộc mạc, đậm chất của những làng quê Bắc Bộ xưa. 

     


    Xã Kim Long vẫn còn giữ trong mình vẻ đẹp mộc mạc.
     

    Khi vụ mùa về, lúa chín vàng rực trải dài lên khắp những cánh đồng quê. Người nông dân đội nắng gió oi bức của những ngày hè, thu về thành quả của 3 tháng lao động vất vả. 
     


    Những cánh đồng lúa chín là thành quả của người nông dân sau 3 tháng lao động
     

    Hai năm trở lại đây, khi cơ khí hóa nông nghiệp về trên các làng quê, hình ảnh những chiếc máy gặt đã dần xuất hiện phổ biến trên khắp các cánh đồng. Nhưng đặc biệt ở làng quê Tam Dương, người nông dân vẫn gặt lúa với xe bò kéo. 
     


    Người nông dân Tam Dương vẫn gặt lúa với xe bò kéo


    Người dân xã Kim Long đa phần llàm nông nghiệp, cuộc sống quanh năm gắn liền với khung cảnh đồng ruộng. 


    Về với làng quê tận hưởng không gian bình yên, hít hà hương lúa chín với những ngọn gió mát dịu. 

     

    Sau khi lúa đã được gặt xong, cánh đồng lúa chỉ còn lại những gốc rạ khô. Theo cách truyền thống, người dân đốt rạ – vừa làm sạch cánh đồng, diệt được mầm mống sâu bệnh, vừa là nguồn phân bón đầy dinh dưỡng vào vụ mùa tiếp theo.
     


     Các cột khói cứ bay cao vút, lan tỏa ra khắp không gian và hòa quyện vào cả bầu trời. 
     

    Đã sinh ra từ làng quê, khi đi ra, không ai lại không nhớ da diết hương vị ngọt ngào của làng quê, không khí tấp nập của những vụ mùa và những buổi chiều thong dong ngắm những cánh đồng bao la thẳng cánh. 
     


    Làng quê – nơi cho ta những phút giây yên bình.
     

    Mặt trời dần khuất sau những rặng tre, người nông dân thu dọn nông cụ, nghỉ ngơi sau thời gian làm việc vất vả bên bờ ruộng, hưởng những làn gió mát lạnh xua đi bao nỗi vất vả lo âu. Thêm một mùa lúa nữa lại trôi qua. 
     


    Khi bóng chiều buông xuống cũng là lúc người dân về quây quần bên mâm cơm gia đình, nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc.
     

    Xem thêm: Lãng mạn một Hà Giang mùa nước đổ

    My Thái (Theo Zing )

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Reddit WhatsApp Telegram Email
    Previous ArticleHải Phòng mùa hoa phượng vĩ
    Next Article Bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh Thiên Cầm
    admin

    Related Posts

    Du lịch Tết Nguyên Đán trong nước 2025

    18/09/2024

    Du lịch Tết Nguyên Đán 2025 cùng Du Lịch Việt

    16/09/2024

    Du lịch Miền Tây điểm đến lý tưởng 2025

    26/08/2024

    Comments are closed.

    © 2025 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.