Đèo Phượng Hoàng có chiều dài trên 12km, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đăk Lăk. Con đường từ dưới chân lên đèo quanh co, uốn lượn, có độ dốc cao.
Những cung đường uốn lượn
Đèo Phượng Hoàng có chiều dài hơn 12km, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đăk Lăk. Con đường từ dưới chân lên đèo quanh co, uốn lượn, có độ dốc cao, khá nguy hiểm. Hai bên con đèo là những đồi núi có vách đá cheo leo, rất phù hợp cho những “phượt thủ” thích khám phá tham quan, ưa phiêu lưu mạo hiểm nhưng đầy thơ mộng.
Cung đường Đèo Phượng Hoàng uốn lượn quanh co
Hiện nay, đèo Phượng Hoàng đã được mở rộng thông thoáng hơn tại các khúc uốn quanh. Nhờ đó đã giúp cho việc đi lại, vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nguyên và với các tỉnh Duyên Hải Miền Trung được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ngày nay, đèo Phượng Hoàng đã được mở rộng thông thoáng hơn
Khi lên được đến đỉnh đèo, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy cả những cánh đồng lúa xanh tốt được trồng dưới chân đèo, phía xa xa lại thấp thoáng những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát với nhau và xa hơn nữa là biển xanh bao la… Tất cả như tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, ấn tượng khó tả. Đặc biệt là vào những ngày trời quang mây, bạn có thể quan sát thấy toàn bộ Trung tâm thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Người dân tận dụng “nước trời” để trồng lúa dưới chân đèo.
Hai bên sườn đèo Phượng Hoàng là khung cảnh núi đồi trùng trùng điệp điệp và nhiều khu vực dốc, người dân đã tận dụng nước trời để trồng những cây đu đủ, bắp, chuối, keo…
Đèo Phượng Hoàng từng được nhiều du khách ví von là một trong những đèo hùng vĩ nhất Việt Nam, là nơi ngắm cảnh kỳ thú với những cánh rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Những rừng cây cổ thụ này vừa có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái và giữ cho lớp đất khỏi bị cuốn trôi.
Cánh rừng với nhiều hàng cây cổ thụ xanh mướt hàng trăm năm tuổi.
Xem thêm: Dốc Bắc Sum hùng vĩ uốn lượn
My Thái ( Sưu tầm )