Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    • Trang chủ
    • Quê hương Việt Nam
      • Nồng nàn miền Bắc
      • Thắm đượm miền Trung
      • Thương nhớ Tây Nguyên
      • Chân chất miền Nam
    • Du ngoạn năm Châu
      • Châu Á huyền bí
      • Châu Âu cổ kính
      • Châu Úc, Mỹ đa sắc
      • Châu Phi hoang dã
    • Ẩm thực quanh ta
    • Bản tin khác
    • TEXTLINK
      • Bet 12 Space
      • cwin
      • 79king
      • 789win
      • 32win
    • Đăng Nhập
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest Vimeo
    Dulichbonmien.com
    • Trang chủ
    • Quê hương Việt Nam
      • Nồng nàn miền Bắc
      • Thắm đượm miền Trung
      • Thương nhớ Tây Nguyên
      • Chân chất miền Nam
    • Du ngoạn năm Châu
      • Châu Á huyền bí
      • Châu Âu cổ kính
      • Châu Úc, Mỹ đa sắc
      • Châu Phi hoang dã
    • Ẩm thực quanh ta
    • Bản tin khác
    • TEXTLINK
      • Bet 12 Space
      • cwin
      • 79king
      • 789win
      • 32win
    • Đăng Nhập
    Subscribe
    Dulichbonmien.com
    You are at:Home»Quê hương Việt Nam»Nồng nàn miền Bắc»PHA ĐIN – ĐƯỜNG ĐÈO LỊCH SỬ
    Nồng nàn miền Bắc

    PHA ĐIN – ĐƯỜNG ĐÈO LỊCH SỬ

    adminBy admin15/01/2015Không có bình luận3 Mins Read0 Views
    Facebook Twitter Pinterest Telegram LinkedIn Tumblr Email Reddit
    Đèo Pha Đin nằm trên Quốc lộ 6, có chiều dài chính xác là 32,5 km: từ km 366 đến km 398+500, từ Thuận Châu (Sơn La) đi Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), điểm cao nhất 1648 mét.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest WhatsApp Email

    Đèo Pha Đin nằm trên Quốc lộ 6, có chiều dài chính xác là 32,5 km: từ km 366 đến km 398+500, từ Thuận Châu (Sơn La) đi Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), điểm cao nhất 1648 mét.

    60 năm về trước, Pha Đin nằm trong tuyến huyết mạch tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ của bộ đội Việt Nam. Vì thế mà Pha Đin ghi dấu chân của 8.000 thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến với hàng trăm lượt gánh gồng, tải đạn, chở gạo qua đây mỗi ngày. Nó cũng là tuyến đường hành quân của các lực lượng bộ binh, pháo binh…đến Trần Đình, là tên gọi bí mật của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
     
    Chặng đường qua đèo Pha Đin còn nguyên vẹn trong ký ức của nhạc sỹ Hoàng Vân, người đã sáng tác bài Hò kéo pháo, lấy cảm hứng từ những ngày kéo pháo vào trận địa Điện Biên. Đường kéo pháo vào Điện Biên không chỉ có một mà có nhiều chặng, nhiều hướng đi, nhiều đích đến. Có lúc, đó là đường dùng cho cả chiến dịch. Nhưng có khi, nó chỉ tồn tại để pháo được kéo qua trong vài giờ đồng hồ, rồi sau đó lại ẩn mình trong rừng sâu, núi thẳm như chưa từng có bao giờ. Trong hệ thống đường kéo pháo bằng sức người chưa từng có trên thế giới ấy, có một quãng đường đặc biệt được làm chỉ trong vòng 20 giờ, với chiều dài 15km, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua đỉnh Pha sông cao 1.150 mét, xuống Bản Tấu, Bản Nghễu.
     
    Ấy là ngày xưa, đèo Pha Đin bây giờ không còn hiểm trở như nhiều năm về trước, dẫu vẫn còn nguyên vẹn 8 cung đường lúc lên, lúc xuống ngoằn ngoèo và vô số khúc cua tay áo, cua chữ Z, chữ A .
     

    Lại thêm mây trắng lưng đèo, hoa ban khoe sắc, bản làng người Thái lác đác xa xa, cộng với truyền thuyết về cuộc đua ngựa phân chia ranh giới giữa Lai Châu và Sơn La ngày nào, khiến địa danh này trở nên bí ẩn, hùng vĩ và thơ mộng vô cùng.
     

    Tên gọi đèo Pha Đin có xuất xứ từ tiếng Thái là Phạ Đin, (Phạ nghĩa là trời, Đin là đất), hàm nghĩa nơi đây là điểm tiếp giáp giữa trời và đất.
     
    Từ năm 2006 – 2009 Quốc lộ 6 đã được làm đoạn mới ở phía trái Quốc lộ 6 cũ, cao khoảng 1000m (thấp hơn đoạn đèo cũ 200 – 400m).
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Reddit WhatsApp Telegram Email
    Previous ArticleBÁNH RÁN DORAYAKI – KÝ ỨC TUỔI THƠ
    Next Article CAO BẰNG – NON NƯỚC MỘNG MƠ
    admin

    Related Posts

    Du lịch Tết Nguyên Đán trong nước 2025

    18/09/2024

    Du lịch Tết Nguyên Đán 2025 cùng Du Lịch Việt

    16/09/2024

    Du lịch Miền Tây điểm đến lý tưởng 2025

    26/08/2024

    Comments are closed.

    © 2025 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.